NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÓA KHÍ MÙN CƯA TRONG TẦNG SÔI

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÓA KHÍ MÙN CƯA TRONG TẦNG SÔI

Biomass nói chung và mùn cưa nói riêng là một trong những nguồn năng lượng tái tạo rất có tiềm năng ở Việt Nam và đã, đang được nghiên cứu mạnh. Một trong các công nghệ hứa hẹn sử dụng biomass là quá trình hóa khí trong lớp sôi nhằm thay thế các dạng nhiên liệu hóa thạch khác như dầu và khí tự nhiên sử dụng trong công nghiệp. Bài báo này phân tích ảnh hưởng lưu lượng không khí, lượng mùn cưa cấp vào đến quá trình hóa khí mùn cưa trong lớp sôi. Thiết bị hóa khí được thiết kế với công suất tối đa là 40kg mùn cưa/h. Trong các thí nghiệm này, lưu lượng mùn cưa cấp vào thay đổi từ 20 kg/h đến 40 kg/h và lưu lượng không khí cấp vào thay đổi từ 7,65 m3 /h đến 12,36 m3 /h. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng sự thay đổi lưu lượng không khí cấp vào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố nhiệt độ trong lớp sôi và nhiệt lượng của khí tạo ra. Các kết quả tương tự cũng được rút ra khi thay đổi lưu lượng mùn cưa cấp vào.

Chi tiết 

Nghiên cứu quá trình khí hóa mùn cưa trong tầng sôi

Nguồn :

Trần Thanh Sơn

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng;

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo